Cận lâm sàng Nhồi_máu_cơ_tim

Điện tim đồ

Điện tâm đồ có thể bình thường ở bệnh nhân mới mắc bệnh nên cần được theo dõi thường xuyên mỗi 6 giờ.

 Vai trò: phân biệt giai đoạn tối cấp, cấp hay đã ổn định của nhồi máu. Ngoài ra còn giúp định khu vùng nhồi máu cơ tim.

 Hình ảnh điện tâm đồ nhồi máu cơ tim: biến đổi thiếu máu ở điện tim đồ biểu hiện ở sự thay đổi của sóng T, dẫn đến cơ tim bị tổn thương ghi nhận được sự thay đổi của đoạn ST bắt đầu chênh lên, cuối cùng là sóng Q xuất hiện biểu hiện của hoại tử cơ tim. Cần phân biệt nhồi máu cơ tim có sóng Q và không có Q vì có giá trị tiên lượng khác nhau.

 Nhồi máu cơ tim thành dưới thì 70 – 80% có kèm theo nhồi máu thất phải, cần khảo sát thêm V3R và V4R. [1]

Men tim

Myoglobin

Thấy trong các cơ kể cả cơ tim. Bình thường, nộng độ trong huyết thanh là <70 ng/ml, sẽ tăng trong các bệnh có tổn thương cơ. Trong nhồi máu cơ tim, myoglobin sẽ tăng sớm nhất, từ giờ thứ 2, nhanh hơn cả các men tim khác, đạt tối đa có thể gấp 6 lần bình thường, trở về bình thường sau 2 -3 ngày.[36]

CK và CK-MB

 Dùng để ước lượng độ rộng của nhồi máu cơ tim hơn là dùng để chẩn đoán. Tăng vào giờ thứ hai của bệnh, đạt đỉnh vào 24  giờ và trở về bình thường sau 48 – 72 giờ[36] nếu men tăng cao 3 -4 ngày cho biết sự tái phát [ 15]. CK- MB có giá trị đặc hiệu > 95%[36].

LDH

 Tăng vào khoảng 24 – 48 giờ sau khi nhồi máu, duy trì đến ngày thứ 7, có khi đến 14 ngày. Có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu muộn. Hiện nay ít được sử dụng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.[1]

Transaminase

 Gồm GOT và GPT, hiện nay ít được sử dụng trong chẩn đoán.[1]

Troponin T và I

 Đặc hiệu nhất, chỉ tăng khi có nhồi máu cơ tim hay suy tim rất nặng. Cả troponin T và I điều có giá trị chẩn đoán như nhau và thường tăng vào giờ thứ ba của bệnh, đạt đỉnh sau 24 – 48 giờ, kéo dài 5 – 14 ngày.[1], trong NMCT troponin có thể tăng gấp 20 lần giá trị bình thường [ 36]

CRP

 Xét nghiệm không giúp ích cho chẩn đoán nhồi máu cơ tim, nhưng có ích trong việc tiên lượng mức độ nặng, đánh giá nguy cơ tử vong nhồi máu cơ tim cấp.[1]Có 3 mức nguy cơ bệnh mạch vành đối với nồng độ CRP-hs là: nguy cơ thấp (< 1 mg/L), nguy cơ trung bình (1–3 mg/L), nguy cơ cao (>3 mg/L) [1]. Gia tăng kết hợp giữa CRP và LDL gia tăng đáng kể nguy cơ tim mạch so với bệnh mạch vành [ 33]

BNP và NT-PRO-BNP

 Giá trị nồng độ NT-proBNP của bệnh nhân đau thắt ngực 3 giờ đầu trong giới hạn bình thường và đạt đỉnh sau 24 giờ. Ở bệnh nhân NMCT cấp, nồng độ NT-proBNP và BNP tăng một cách nhanh chóng đạt tối đa vào thời điểm 20-30 giờ sau khởi phát triệu chứng. Nồng độ NT-proBNP là yếu tố tiên lượng tử vong độc lập với các yếu tố nguy cơ khác và liên quan chặt chẽ với tình trạng suy tim sau hội chứng vành cấp. Giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân bệnh động mạch vành là 721 ng/L (độ nhạy 71,3% và độ đặc hiệu 71,3%.[37]

Siêu âm tim

 Siêu âm tim 2D hữu ích trong phụ giúp chẩn đoán. Hình ảnh rối loạn vận động khu trú có thể thấy ở thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp, sợi hóa cơ tim hay trong các loạn nhịp tim.

 Nhồi máu cơ tim cấp dẫn đến rối loạn vận động khu trú, các vùng còn lại tăng động bù trừ, khi không thấy bù trừ có thể là tổn thương nhiều nhánh ĐMV hoặc tắc nghẽn đã được thông thương.

 Nhồi máu cơ tim cũ biểu hiện trên siêu âm 2D bằng hình ảnh vô động hay loạn động, sợi hóa cơ tim sáng hơn, mỏng hơn các vùng kế.

 Siêu âm 2D hữu ích trong chẩn đoán nhồi máu thất phải, còn nhạy hơn cả điện tim đồ.[1]

Chụp động mạch vành

 Được sử dụng khi triệu chứng cơ năng không đặc hiệu, ECG khó cắt nghĩa. Trên hình ảnh chụp ĐMV có dấu hiệu tắc nghẽn và rối loạn vận động vùng.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhồi_máu_cơ_tim http://www.heartfoundation.com.au/downloads/NHF_AC... http://www.diseasesdatabase.com/ddb8664.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic327.htm http://www.emedicine.com/med/topic1567.htm http://www.emedicine.com/ped/topic2520.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=410 http://www.medicinenet.com/coronary_artery_bypass_... http://chdrisk.uni-muenster.de/risk.php?iSprache=1... http://patient.info/doctor/acute-myocardial-infarc... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...